Việc kiểm tra kệ để hàng thường xuyên cũng là việc làm hết sức thông minh. Việc này sẽ không chỉ giúp bạn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc về an toàn , nó sẽ giúp bạn phát hiện sai sót, vấn đề trong hoạt động của bạn mà không ai chú ý tới.
Các hệ thống giá kệ có khả năng chịu tải rất cao, và nhiều khung vực trên cao vẫn chưa được sử dụng đến. Tất cả vẫn an toàn khi một trong các chân kệ bị hư hỏng và bạn không biết về nó. Hệ thống giá kệ không thể tự báo cáo về va chạm, và bạn sẽ không biết các chân kệ đã bị hư hỏng.
Bởi vì mọi người có thể chết nếu kệ bị sập, và bởi vì bạn có thể mất hàng chục tấn hàng hóa trị giá hàng chục ngàn đô la ngay cả khi bạn thoát được các vấn đề về thương tích hay tử nạn, do đó việc kiểm tra định kỳ luôn là một ý tưởng tốt
Có một cách dễ dàng để làm việc này đó là thuê một người thường xuyên kiểm tra hệ thống giá kệ cho bạn. Tuy nhiên có một số sự cố bạn cần hành động ngay không cần chờ sự cố vấn của các chuyên gia. Ví dụ khi bạn biết một chân kệ bị hư hỏng, bạn cần thay thế ngay bởi chi phí thay thế chân cột nhỏ hơn thiệt hại do sập kệ gây ra.
Kiểm tra giá kệ – Nên kiểm tra điều gì ?
Vị trí và độ cân bằng của hệ thống giá kệ? Đây là một vấn đề với hệ thống giá đã được cấu hình lại, lắp đặt kém, hoặc ở những mặt bằng không bằng phẳng. Sàn có thể là không bằng phằng , các giá đỡ có thể phải đệm chân kệ để chống nghiêng và xô lệch. Và một va chạm có thể là sai lệch cấu hình mà bạn đã thiết kế. Nếu bạn thấy các hàng bị cong, các đầu hồi bị nghiêng và không song song với nhau, thì đó là một dấu hiệu
Giá kệ để quá tải trọng? Đấy là một trong những nguyên nhân chính làm sập kệ và các thiệt hại kèm theo đó, vì vậy nó cần được quan tâm trong bất kỳ cuộc kiểm tra nào. Đó là một lỗi dễ mắc phải và thường xuyên xảy ra. Và đối với các giá kệ đã cũ thì sẽ không có thông báo về khả năng chịu tải trên đó. Thay đổi tải trọng hàng hóa mà không kiểm tra độ chịu tải của giá kệ sẽ dẫn đến vấn đề nghiệm trọng.
Nếu có một vết xước sơn trên chân kệ do xe nâng? Tuy không có vấn đề nghiệm trọng xảy ra nhưng nó cũng có thể đủ để làm giảm khả năng chịu tải của chân kệ ở một số giá kệ. Cần thay thế hoặc sửa chữa các chân kệ ngay lập tức
Kiểm tra các dấu hiệu cong vênh, vặn xoắn, hoặc thiệt hại khác.
Kiểm tra chân đế . Xem nó có ở đúng vị trí và được gắn chặt xuống nền không.
Kiểm tra miếng bảo vệ cột. Nếu có hư hỏng, loại bỏ chúng và chắc chắn chân kệ không có thiệt hại nào trong sự cố đó gây thiệt hại cho miếng bảo vệ.
Theo tiêu chuẩn thì nếu khoảng cách này nằm trong khoảng từ 3 đến 5 mm thì chân kệ vẫn có mức an toàn tối thiếu cho phép.
Kiểm tra độ chịu tải của beam : Độ võng, các mối nối
Giống như chân kệ, beam cũng có thể bị thiệt hại bởi các tác nhân (do xe nâng hoặc do pallet), hoặc do để quá tải trong.
Kiểm tra thiệt hại : Nếu dầm được sứt mẻ, xoắn, hoặc xước, kiểm tra mức độ thiệt hại của chúng. Thay thế chúng vì nó dễ dàng và rẻ hơn so với khi tai nạn xảy ra.
Kiểm tra độ võng : Beam thường bị võng khi chịu tải, và với mức độ võng có thể chấp nhận được thì beam sẽ hết võng khi bạn dỡ bỏ hàng hóa. Nếu không, bạn nên thay thế các dầm vì chúng đã bị biến dạng do quá tải hoặc do chịu tác động. Trong mọi trường hợp, beam không võng hơn 1/180 tổng chiều dài của beam).
Kiểm tra độ bám của beam vào chân kệ : kiểm tra beam xem có áp sát vào chân kệ không. Móc beam có bị hỏng không hoặc có dấu hiệu khác thiệt hại ? Các thanh cài hoặc bu lông có được siết chặt hay không.
Các bạn có thể xem thêm bài viết: Cách lựa chọn mua kệ kho hàng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét